TĂNG CƯỜNG CÔNG SUẤT TBA 250KVA LÊN 630KVA

CÔNG TRÌNH : TĂNG CƯỜNG CÔNG SUẤT TBA 250kVA (22/0.4kV) LÊN TBA 630kVA (22/0.4kV) (No.01-2) CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ASUZAC (ACM)

ĐỊA ĐIỂM              : ĐƯỜNG SỐ 8- KCN VSIP – TP.THUẬN AN – T.BÌNH DƯƠNG

CHỦ ĐẦU TƯ         : CÔNG TY TNHH ASUZAC ACM

I- GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

Ngày 01/11/2021 Xây Lắp Điện Quang Anh khởi công công trình nâng công suất trạm biến áp 250kVA (22/0.4kV) LÊN TBA 630kVA (22/0.4kV) CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ASUZAC (ACM)

Thông tin chi tiết về  dự án xây dựng trọn gói đường dây 22Kv và trạm biến áp 400KVA, thi công cáp hạ thế đến tủ điện MSB nhà máy Asuzac

  • Tên công trình: Nâng công suất trạm biến áp 250kva lên 630kva (22/0.4kV)
  • Địa điểm: Đường số 8, KCN Vsip, Thuận An, Bình Dương
  • Cấp điện áp đấu nối: 22Kv
  • Mục đích: Sản xuất

Trạm biến áp 630KVA cấp điện cho nhà máy Asuzac tại Đường số 8, KCN Vsip, Thuận An, Bình Dương được thực hiện trong ngày 01/11/2021 nhằm đảm bảo cấp điện sản xuất liên tục cho nhà máy.

Video Xây Lắp Điện Quang Anh lắp máy biến áp 630KVA

  1. Mô tả :

  • Tăng cường công suất trạm biến áp 250kVA (22/0.4kV) lên 630kVA (22/0.4kV) (No.01-2) sử dụng cáp ngầm cấp nguồn (hiện hữu).
  • Từ phía hạ thế của máy biến áp 630kVA (lắp mới ) (No.01-2) cáp hạ thế đi xuống mương cáp đến tủ điện MSB-1-2 (lắp mới).

TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

  1. Đặc điểm kỹ thuật đường dây trung thế Trạm biến áp 630KVA:

  • Loại dây dẫn: Cáp nổi trung thế Cu/XLPE/PVC 1x25mm2-24kV (hiện hữu).
  • Tiếp địa thiết bị: hiện hữu

TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

  1. Đặc điểm kỹ thuật Trạm biến áp 630KVA:

  • Công suất máy biến áp : trạm biến áp 630Kva ( lắp mới )
  • Cấp điện áp: 22/0,4kV Δ/Y
  • Vị trí đặt trạm: Đặt trên nền ngoài trời.
  • Thiết bị bảo vệ:

TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

Phía trung thế:

+ Sử dụng chung 01 Recloser 24kV – 630A (hh) cài đặt lại để bảo vệ cho trạm 1 và 2 của nhà máy Asuzac.

+ Hiện hữu 03 LBFCO 24kV – 200A + thay mới chì 65K tại trụ cấp nguồn (hh)

+ Hiện hữu 03 LBFCO 24kV – 100A + thay mới chì 20K để quản lý vận hành cho trạm biến

Phía hạ thế: Dùng MCCB 3P-1000A kết hợp với 01 Relay bảo vệ chạm đất và 01 Relay bảo vệ quá dòng để bào vệ cho nhà máy ( lắp mới ).

  • Xà: hiện hữu
  • Cách điện: hiện hữu
  • Hệ thống đo đếm:
  • Biến dòng điện (TI): 03 TI 65/130A – 24kV (thay mới)
  • Biến áp (TU): 03 TU 12000/120V – 24kV (hiện hữu)
  • Điện kế: cài đặt lại
  • Dây dẫn:

Phía trung thế Trạm biến áp 630KVA: hiện hữu

Phía hạ thế:

  • Dây pha: dùng 02 sợi cáp đồng bọc 600V-CXV 1Cx240mm2
  • Dây trung tính: dùng cáp 01 sợi cáp đồng bọc 600V-CXV 1Cx240mm2.
  • Tiếp địa trạm: hiện hữu
  • Tụ bù hạ thế: Để đảm bảo hệ số công suất (cosj) của trạm ³9 lắp mới tủ tụ bù hạ thế 250kVAr
  • Phụ kiện bảo vệ đầu cực thiết bị:

+ Chụp đầu cực máy biến áp phía sơ cấp MBA.

B- HƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG

I- PHƯƠNG ÁN THI CÔNG THAY CHÌ LBFCO

  1. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

Bước 1: Thay mới chì 65K tại trụ cấp nguồn cho 03 LBFCO 24kV – 200A hiện hữu

Bước 2:  Thay mới chì 20K cho 03 LBFCO 24kV – 100A hiện hữu, để quản lý vận hành cho trạm biến áp 630kVA

  1. PHƯƠNG ÁN CHUẨN BỊ
    • Công tác chuẩn bị nhân sự:

+ Giám sát: 1 người

+ Nhân công: 1 người

  • Công tác chuẩn bị dụng cụ thi công:

+ Dây thừng: 2 cuộn

+ Ty leo trụ: 2 bộ

+ Đai an toàn: 2 bộ

II- PHƯƠNG ÁN THI CÔNG LẮP MÁY BIẾN ÁP VÀ TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

  1. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

Bước 1: Đo đạc lại bệ máy biến áp và bệ đặt tủ điện phân phối đúng với vị trí và kích thước yêu cầu

Bước 2: Chuẩn bị kéo cáp hạ thế thi công thủ công bằng tay

Bước 3: Chuẩn bị xe nâng vận chuyển tủ điện, xe cẩu kéo cáp thi công bằng máy kết hợp thủ công

TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

  1. PHƯƠNG ÁN CHUẨN BỊ
    • Công tác chuẩn bị nhân sự:

+ Giám sát: 1 người

+ Nhân công: 5 người

  • Công tác chuẩn bị dụng cụ thi công:

+ Dây xích: 2 dây

+ Dây cáp lụa: 2 cuộn

+ Rọ cáp: 1 cái

+ Xe cẩu: 1 xe

+ Dây thừng: 1 cuộn

TRẠM BIẾN ÁP 630KVA

III.   PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÁP TRUNG THẾ

  1. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

Bước 1 : Xác định khoảng cách cáp trung thế đến vị trí đấu nối thi công thủ công

Bước 2 : Đấu nối đầu cáp vào vị trí đấu nối thi công thủ công

nâng công suất trạm biến áp

  1. PHƯƠNG ÁN CHUẨN BỊ

–   Công tác chuẩn bị nhân sự

+ Giám sát: 1 người

+ Nhân công: 1 người

– Công tác chuẩn bị dụng cụ thi công

+ Máy ép cosse pin : 1 cái

+ Máy cắt cáp pin : 1 cái

+ Kéo cắt nhông : 1 cây

+ Kềm ép thuỷ lực : 1 cây

+ Máy siết bulong: 1 cái

 

C- BIỆN PHÁP THI CÔNG

  1. Các tiêu chuẩn áp dụng

Công tác lắp đặt hệ thống điện động lực được Nhà thầu áp dụng theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

  • TCVN-4055-85 Tổ chức thi công
  • TCVN 7447 Hệ thống lắp đặt điện hạ áp.
  • TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện.
  • TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
  • TCVN 4086-85 Tiêu chuẩn an toànđiện trong xây dựng – Yêu cầu chung.
  • TCVN 5637-91Quản lý chất lượng xây lắp công trình – nguyên tắc cơ bản.

 

  • TCVN 4516-88 Hoàn thiện mặt bằng xây lắp – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

 

  • TCVN 3254-81 An toàn cháy nổ.
  • TCVN 5640-91 Nguyên tắc cơ bản nghiệm thu thiết bị lắp đặt xong
  • TCVN 4453-87 Tiêu chuẩn sai số cho phép
  • TCVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng.
  • Bộ Quy chuẩn quốc gia về điện.
  • Các tiêu chuẩn lắp đặt của nhà sản xuất thiết bị
  1. Biện pháp thi công chi tiết thay chì LBFCO:

2.1.     Thay chì cho LBFCO:

Kiểm tra bộ chì LBFCO và phụ kiện đã đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật

  • Dùng dây thừng buộc chì LBFCO kéo lên trụ ngay thanh đà hoặc công nhân mang theo chì lên vị trí lắp đặt
  • Lắp đặt chì cho LBFCO và phụ kiện.
  • Kiểm tra chì LBFCO đã lắp đúng vị trí

 

  1. Biện pháp thi công lắp máy biến áp:

nâng công suất trạm biến áp

3.1. Công tác vận chuyển máy biến áp:

Trước khi vận chuyển, tập trung đầy đủ phương tiện và nhân lực phù hợp với loại vật tư thiết bị cần vận chuyển. Đồng thời tiến hành khảo sát tuyến đường vận chuyển để có phương án vận chuyển phù hợp và gia cố vị trí đặt máy biến áp.

  • Các thiết bị: máy biến áp được vận chuyển và bốc dở theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo.
  • Kiểm tra máy biến áp đúng nhãn hiệu và chất lượng
3.2. Lắp máy biến áp:
  • Đo đạc lại bệ máy biến áp đúng với vị trí và kích thước bản vẽ.
  • Chuẩn bị đầy đủ giám sát và nhân công.
  • Chuẩn bị đầy đủ các các dụng cụ thi công: xe cẩu, dây xích, đà gỗ, thước đo, thước thủy, ..
  • Sau khi vận chuyển máy biến áp tới dự án thì dùng xe cẩu cẩu máy biến áp để đặt vào đúng vị trí trên bệ đỡ.
  • Kiểm tra lại vị trí chính xác, cân chỉnh cao độ máy biến áp.
  • Làm hàng rào bảo vệ xung quanh máy biên áp đúng với bản vẽ.
  • Có người đứng cảnh báo xung quanh trong công trình hoặc có giăng dây cảnh báo.

  1. Biện pháp thi công chi tiết thi công cáp trung thế:

       4.1. Xác định khoảng cách đầu cáp đến điểm đấu nối:

Kiểm tra nhân lực và dụng cụ thi công đảm bảo an toàn và kỹ thuật

Kiểm tra hộp đầu cáp phải đầy đủ số lượng và yêu cầu kỹ thuật

Xác định khoảng cách cáp đã kéo và điểm đấu nối để cắt đi nếu thừa

– Dùng dây buộc đầu cáp lên để thi công làm đầu cáp nếu là vị trí trong phòng

– Dùng gỗ hoặc giá đỡ để nâng đầu cáp cho việc thi công.

4.2. Thi công đầu cáp:

Công nhân phải trang bị đầy đủ bao tay, khăn lau, dao cắt, kéo cắt pin, máy ép cosse pin và làm đúng theo hướng dẫn kích thước của nhà sản xuất

4.3. Đấu nối đầu cáp vào vị trí đấu nối:

Đầu cáp phải được đấu nối vào vị trí với đầy đủ longden, bulong, và tán được siết chặt từ cực đấu nối với đầu cosse của đầu cáp.

Công nhân phải vệ sinh đầu cáp sạch sẽ và chỉnh đầu cáp thẳng và ngay ngắn đúng vị trí.

 

  1. Biện pháp thi công lắp đặt hệ thống tủ phân phối điện hạ áp:

nâng công suất trạm biến áp

5.1. Lắp đặt tủ phân phối:
  • Trước khi lắp đặt phải xác định mặt bằng lắp đặt các tủ điện, vị trí lắp đặt và các điều kiện lắp đặt.
  • Tủ điện khi vận chuyển đến chân công trình đã được kiểm tra trước khi xuất xưởng, có biên bản, chứng nhận của Nhà sản xuất kèm theo.
  • Vận chuyển tủ vào vị trí lắp đặt bằng cẩu có tải trọng an toàn
  • Tiếp đất vỏ tủ và giá đỡ tủ bằng dây Cu/PVC, ép cốt hai đầu, giá đỡ tủ được nối đất với hệ thống tiếp địa an toàn. Các điểm tiếp đất liên kết bằng bu lông.
  • Đưa các biện pháp che chắn bảo vệ an toàn cho tủ và các thiết bị trong quá trình thi công, tránh va chạm, hư hỏng.
  • Khi lắp đặt xong phải treo các loại biển báo để bảo vệ tủ và an toàn cho người làm việc.
    • Kéo cáp hạ thế:

nâng công suất trạm biến áp

Sau khi đã kiểm tra, chuẩn bị xong mương cáp, thì tiến hành kéo cáp theo các bước sau:

  • Kiểm tra tại hiện trường các giá đỡ, mương cáp, ống luồn cáp trên toàn bộ tuyến cáp đi qua .
  • Xác định tuyến cáp dựa trên sơ đồ 1 sợi và mặt bằng bố trí.
  • Chuẩn bị các vật liệu để kéo cáp: cáp, dây cố định cáp, các dây treo, và dụng cụ phương tiện kéo cáp.
  • Cáp được kéo theo hiệu lệnh của người chỉ huy, và được tuân theo hiệu lệnh thống nhất để đảm bảo an toàn cho cáp và người lao động.
  • Không để cáp kéo lê, không làm xước hoặc làm rách vỏ cách điện.
  • Rulô cáp được đặt tại vị trí khởi điểm sao cho thuận lợi nhất về hướng kéo. Bố trí đủ nhân lực cho tuyến cáp , tại các điểm bẻ góc có người đỡ cáp.

 

  • Kiểm tra thông mạch và cách điện cáp bằng đồng hồ vạn năng và mêgôm mét trước khi kéo.

 

  • Lô cáp được đặt trên rulô để ra dây. Ra cáp đúng chiều, lần lượt theo chiều cuộn của cuộn cáp.
  • Cáp ra đến đâu được phải được đỡ bằng tay hoặc đặt trên puli đỡ cáp, khi ra dây cáp xong. Cáp sẽ được được đưa lên thang đỡ hoặc máng cáp và cố định bằng dây buộc bằng nhựa.
  • Phải đính nhãn cáp tại hai đầu cáp và tại các đoạn cua theo chiều dài (theo qui phạm). Các nhãn mác này sẽ phải được liệt kê thành một bảng.
  • Bán kính cong cáp sau khi lắp đặt không được nhỏ hơn bán kính uốn cong cho phép do nhà sản xuất đưa ra.
  • Cáp đi trên giá phải được đỡ liên tục và tại các điểm cáp đi vào hay ra giá đỡ phải được kẹp chặt vào giá. Cáp phải được xếp theo lớp & thẳng hàng trên giá và được kẹp chặt vào trụ đỡ bằng vòng ôm cáp.

 

nâng công suất trạm biến áp

  1. Công tác thu dọn và vệ sinh sau thi công:

– Thực hiện công tác thu dọn, làm sạch và hoàn trả lại mặt bằng mà trong quá trình thi công đã bị hư hại hoặc chiếm dụng. Tất cả máy móc, vật tư thiết bị, các nguyên vật liệu điện và đất đá còn dư trong quá trình thi công sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan chung của khu vực.

 

D- CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN

Để đảm bảo ngăn chặn được các tai nạn đáng tiếc cho người và thiết bị, máy móc xảy ra trong quá trình thi công, vấn đề an toàn lao động luôn được chúng tôi coi trọng và đặt lên hàng đầu trong quá trình thi công.

nâng công suất trạm biến áp

1.            Những qui định chung

  • Cán bộ công nhân trước khi tham gia thực hiện công việc đều phải tham gia khoá học huấn luyện các quy trình, biện pháp thi công an toàn phải trải qua các bước và kiểm tra sát hạch, cấp thẻ an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Công nhân tham gia thực hiện công việc phải được khám sức khoẻ trước khi tiến hành vào làm việc và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
  • Công nhân khi lao động sản xuất trên công trường đều được trang cấp đầy đủ các trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc ( Giày, mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang phòng bụi, dây an toàn, kính bảo vệ mắt …).
  • Công nhân làm việc trên công trường phải sử dụng đầy đủ và đúng đắn các trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.
  • Nghiêm cấm mọi người uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc.
  • Công nhân chỉ được đi lại trong khu vực mình làm việc, nghiêm cấm đi lại vào khu vực ngoài phạm vi mặt bằng thi công khi chưa được phép.
  • Các thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được đưa vào sử dụng như cẩu trong quá trình thi công đều có giấy phép sử dụng do cơ quan thanh tra Nhà nước có thẩm quyền cấp và được kiểm tra, thử tải trước khi đưa vào sử dụng.
  • Vật tư, thiết bị trên công trường khi hết giờ làm việc phải được thu dọn gọn gàng và có bảo vệ canh gác.
  • Chuẩn bị nước uống cho công nhân trong quá trình làm việc.
  • Phải bố trí rào chắn, các loại biển báo tại khu vực thi công và cử người cảnh giới để tránh sự xâm nhập vào khu vực nguy hiểm.

2.            Những qui định cụ thể

nâng công suất trạm biến áp

2.1       An toàn về điện

Trong quá trình làm việc, công nhân thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện thông qua các máy móc thiết bị công cụ phục vụ sản xuất do vậy yêu cầu mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điện sau:

  • Chỉ những người có nhiệm vụ mới được phép sử dụng và vận hành các thiết bị điện và các máy móc có sử dụng nguồn năng lượng điện.
  • Vỏ máy và các thiết bị phải được tiếp địa một cách chắc chắn.
  • Các tủ phân phối điện phải có cầu dao trung gian, phải có nắp đậy và đầy đủ các thiết bị an toàn như áptômát, cầu chì, các thiết bị dập hồ quang.
  • Tất cả các hệ thống dây cáp và dây dẫn điện phục vụ thi công phải sử dụng loại cách điện tốt, điện áp chịu cách điện ³ 1000V, vị trí đi dây phải được bố trí sao cho thật gọn gàng không bị vướng và cản trở việc đi lại, vận chuyển vật tư, thiết bị trong quá trình thi công.
  • Khi làm việc trong hầm tối, buồng kín chỉ được sử dụng những thiết bị có điện áp £
  • Khi máy móc thiết bị ngừng làm việc hoặc ngừng để sửa chữa, phải cắt toàn bộ nguồn điện vào máy. Trong khi sửa chữa thì tại tủ điện cầu dao phải treo biển báo cấm đóng điện.
  • Khi làm những công việc có liên quan về điện phải cử những người có chuyên môn về điện. Một nhóm phải có hai người trở lên.
  • Các cầu dao cấp điện cho thi công được đặt trong hộp bảo vệ có mái che chống mưa và để trên giá cao 0,7 m so với mặt nền đang thi công.
2.2       An toàn về cháy nổ:

Khi làm việc trong môi trường thiết bị dễ cháy nổ như chai ôxy, bình Gas và các hoá chất dễ cháy như xăng, dầu, sơn… mọi người phải tuyệt đối chú ý đến phòng chống cháy, nổ:

  • Tuyệt đối cấm không được đốt lửa trong hiện trường làm việc (Trừ hàn hơi, hàn điện), tất cả các thiết bị và hoá chất dễ cháy nổ phải để đúng nơi quy định, cách xa nguồn nhiệt ít nhất 15m và được che chắn cẩn thận.
  • Chai chứa ôxy và bình Gas phải để ngoài gian máy, để cách xa nhau và cách xa nguồn nhiệt ít nhất 10m.
  • Khi hàn hoặc cắt ở những nơi gần các chất dễ cháy nổ như sơn, xăng, dầu… phải có biện pháp che chắn cẩn thận.
  • Khi làm việc trong môi trường dễ cháy nổ phải lập phương án phòng cháy chữa cháy, nổ và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy như: Bình cứu hoả (Bình bọt, Bình CO2), thùng chứa cát, nước và các dụng cụ khác như xẻng, xô, chậu, câu liêm, chăn dạ…
2.3       An toàn khi làm việc trên cao:

– Khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng phía dưới có chướng ngại vật tất cả mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định sau:

  • Chỉ những người có đủ sức khoẻ (Có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp) mới được làm việc ở trên cao
  • Những người uống rượu, bia và các chất kích thích khác tuyệt đối cấm không được làm việc.
  • Công nhân làm việc trên cao phải có trang phục gọn gàng (Quần áo bảo hộ, mũ có quai, đi giày bảo hộ).
  • Tất cả các thiết bị và vị trí thao tác khi công nhân làm việc trên cao phải cách điện tuyệt đối.
  • Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, dây an toàn phải được bộ phận có chức năng kiểm tra, đóng số trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng.
  • Thợ hàn điện, hàn hơi phải sử dụng dây an toàn bằng da. Khi làm việc trên cao dây an toàn phải được móc ở vị trí chắc chắn, tin cậy. Vị trí móc dây phải cao hơn hoặc bằng 2/3 chiều cao của người và sao cho khi thao tác được thuận tiện.
  • Những dụng cụ phục vụ cho việc thi công ở trên cao phải được để gọn gàng trong hộp, tránh rơi vãi xuống phía dưới.
  • Không được ném vật tư, dụng cụ từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới.
  • Xung quanh vị trí có người làm việc trên cao, ở phía dưới trong vòng bán kính rộng nhất 5m của khu vực phải căng dây và có biển báo, biển cấm người qua lại.
  • Khi cần di chuyển trên sàn thao tác có độ nguy hiểm cao phải căng dây thừng hoặc cáp để móc dây an toàn.
  • Phải có biện pháp che đậy để tránh các vật liệu thải rơi xuống phía dưới trong quá trình làm vệ sinh gây tai nạn lao động.
2.4       An toàn khi sử dụng cẩu kéo, cẩu lắp:
  • Người vận hành các loại cẩu phải là người có chuyên môn, tay nghề vững vàng và có bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
  • Phải được huấn luyện an toàn về các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và được cấp thẻ do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Có đầy đủ các trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc thực hiện đến.
  • Phải làm đúng thủ tục giao nhận ca trước khi điều khiển máy phải kiểm tra các thiết bị an toàn (như phanh…), cơ cấu điều khiển, nếu đảm bảo an toàn mới được phép vận hành.
  • Trong lúc vận hành phải chú ý đến sự thay đổi tương ứng của độ vươn tay cần và đối trọng tay cần, nếu đối trọng độ vươn tay cần và kim quay không hoạt động được thì cho máy ngừng làm việc và báo cáo cho người có trách nhiệm biết.
  • Khi nâng, hạ di chuyển tải trọng phải dùng tín hiệu để loan báo cho mọi người biết.
  • Khi vận hành phải quan sát quá trình dây chuyển động qua ròng rọc, trống cuốn cáp để xử lý không cho dây xoắn, chéo lên nhau hoặc bị mắc kẹt.
  • Luôn dùng tay cần để nâng trực tiếp những mã hàng lên, không dùng tay cần để kéo lê mã hàng.
  • Cấm không để máy trục làm việc hoặc di chuyển gần đường dây điện, vi phạm khoảng cách an toàn.
  • Cấm không được di chuyển đi lại phía dưới, hoặc đứng trên vật khi đang tiến hành cẩu kéo.
  • Phải thống nhất hiệu lệnh giữa người xi nhan và người vận hành thiết bị nâng. Tuyệt đối không để mỏ móc lệch với trọng tâm của thiết bị khi cẩu kéo hoặc cẩu lắp thiết bị đó.
  • Những điểm móc cáp, treo múp, điểm neo tời phải chắc chắn và thích hợp, cáp cẩu hàng phải theo đúng tiêu chuẩn qui phạm Việt Nam 4244-86.
2.5       Công tác vận chuyển vật tư, thiết bị:
  • Phải dọn sạch mặt bằng, đường di chuyển phải bằng phẳng không bị vướng bất kỳ một thiết bị hoặc vật cản nào.
  • Kiểm tra phương tiện trước khi xếp hàng.
  • Khi xếp hàng lên xe cải tiến phải chèn bánh và chống càng thật chắc chắn và xếp đúng tải trọng của xe.
  • Khuân vác có từ 2 người trở lên phải thống nhất hiệu lệnh, phải bố trí người có chiều cao xấp xỉ bằng nhau.
  • Khi vận chuyển thiết bị bằng xe ô tô phải tính toán chiều dài, rộng của hàng, phải kê, phải giằng buộc chắc chắn.
  • Vận chuyển vật tư, thiết bị bằng con lăn thì phải chọn con lăn có đường kính bằng nhau, chiều dài con lăn phải phù hợp với thiết bị cần di chuyển.
  • Khi dỡ hàng hoá, chất nguy hiểm phải có biển báo, cẩu vận chuyển lên cao phải có biển báo xung quanh vị trí cẩu hàng.
  • Vận chuyển những vật tư dễ cháy nổ phải có biện pháp theo quy định của người có trách nhiệm.
2.6       Biện pháp an toàn khi hàn cắt kim loại:
  • Đối với hàn, cắt bằng điện:
  • Thợ hàn điện phải qua một thời gian huấn luyện về chuyên môn, hiểu rõ tính năng và cấu tạo của máy hàn và các thiết bị, hiểu rõ phương pháp hàn, kích thước mặt cắt vật liệu và vị trí hàn. Qua sát hạch nếu đủ tiêu chuẩn mới được đảm nhiệm công tác độc lập.
  • Thợ hàn khi làm việc phải có đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng cho thợ hàn.
  • Khi làm việc, phải đi dày da, quần áo phải có cúc cài túm lại ở cổ tay, chân, áo ngoài không được bỏ trong quần, găng tay bằng vật liệu khó cháy, cách điện, và chịu được tác động cơ học, choàng tấm choàng bằng da hay bằng vải bạt, đeo mặt nạ hàn.
  • Hàn ở những chỗ ẩm ướt thì phải cẩn thận hơn không được sờ mó vào các bộ phận có điện của thiết bị hàn.
  • Phần kim loại của máy hàn cũng như thiết bị hàn phải được nối đất, nối không bảo vệ theo tiêu chuẩn Việt Nam “Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện”.
  • Tay cầm kìm hàn và dây dẫn điện khác của máy 4 đầu phải được cách điện tốt, ít nhất 3 tháng một lần phải kiểm tra lại về tác dụng cách điện.
  • Máy hàn để ngoài trời phải có mái che mưa, cấm hàn ở ngoài trời trong khi trời mưa hoặc có giông.
  • Trong vòng 10m, cấm mọi người nhìn trực tiếp vào tia lửa hàn nếu không có mặt nạ hoặc kính hàn. Nếu có thể thì chỗ làm việc nên che lại.
  • Xung quanh chỗ làm việc không được để dầu, xăng hoặc những chất dễ cháy khác. Chỗ hàn phải cách xa những thứ trên ít nhất 10m và xa những chất nổ ít nhất là 20m.
  • Khi cần thiết hàn trên cao thì sàn thao tác làm việc phải vững chắc, ván lót phải định vị chắc chắn đồng thời phía dưới chỗ hàn cũng phải có biến báo, căng dây cấm người qua lại. Những mẩu que hàn còn lại không được vứt từ trên cao xuống.
  • Máy hàn phải có cầu dao đóng mở mạch điện, không được dùng lỗ cắm điện vào mạch như trong mạch bóng đèn.
  • Chuôi kìm hàn phải là vật liệu cách điện, chịu nhiệt tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc chắn được que hàn.
  • Sử dụng có giá đặt kìm hàn, không đặt kìm hàn lên trên vật hoặc đặt xuống đất.
2.7       Biện pháp an toàn khi sử dụng các thiết bị, dụng cu thi công:
  • Sử dụng Palăng xích:
  • Trước khi sử dụng phải tiến hành kiểm tra thật kỹ điều kiện kỹ thuật, làm việc của thiết bị như: Độ cứng, vững của các cơ cấu cơ khí, độ tin cậy của cơ cấu hãm, xích kéo, xích tải và các mỏ móc. Nếu đạt mới được phép đưa vào sử dụng.
  • Khi nâng hạ thiết bị phải thử kiểm tra để cơ cấu hãm của Palăng có làm việc tốt không bằng cách nâng thiết bị lên độ cao nhỏ hơn 100mm và để trong thời gian 5-10 phút.
  • Phải thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra độ tin cậy của Palăng xích.

 

  • Khi dụng máy móc, thiết bị chạy bằng nguồn điện:

 

  • Tất cả các dây cấp nguồn phải được cách điện tuyệt đối, các mối nối, các điểm đấu dây phải được bọc cách điện, hộp đấu dây của động cơ điện phải có nắp đậy.
  • Vỏ máy phải có tiếp địa một cách chắc chắn.
  • Vị trí đặt máy phải ở nơi ít người qua lại và không nằm gần đường di chuyển.
  • Những người vận hành máy phải do người có trách nhiệm chỉ định và phải được hướng dẫn cách thức vận hành.
  • Khi ngừng việc để sửa chữa, di chuyển phải cắt toàn bộ nguồn điện vào máy.
  • Máy móc, thiết bị phải có đầy đủ các thiết bị an toàn như: Cầu chì, Rơle, Aptômát…
  • Các loại máy như máy mài, cắt phải có cơ cấu bảo vệ chống đá văng, đĩa mài, cắt phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sự cố.

 

  • Các dụng cụ cầm tay:

 

  • Dụng cụ cầm tay như Clê, mỏ lết, đục… phải được người sử dụng cầm chắc trong tầm điều khiển.
  • Phải được kiểm tra hàng ngày trước khi đưa vào sử dụng những hư hại sau:
  • Tay cầm có nứt không.
  • Các cạnh cắt có hư hỏng không.
  • Các chi tiết điều chỉnh…
  • Cán búa phải được nêm chặt, chắc chắn, chiều dài vừa tầm để dễ sử dụng.
  • Đầu choòng, đục phải nhẵn không có ba via.
  • Vận chuyển dụng cụ trong hộp chứa, túi chứa được cấp.
  • Dụng cụ làm việc trên cao phải có dây buộc tránh rơi xuống phía dưới.
2.8       Biện pháp an toàn đối với kho chứa:
  • Các kho chứa phải kín, chắc chắn không sụp đổ.
  • Giới hạn tải trọng an toàn tối đa của sàn không được vượt quá tải trọng cho phép.
  • Vật tư để trong kho không được sếp quá khả năng xếp dỡ và không được xếp sát mái.
  • Phải có thùng chứa phế liệu, phế thải.
  • Kho phải có các biển báo phòng chống cháy nổ và các dụng cụ chữa cháy như: Bình cứu hoả, xẻng cuốc, cẩu liêm, thùng cát…
2.9       Biện pháp an toàn đối với dàn giáo:
  • Các ống thép làm dàn giáo và các đai liên kết không bị cong, bẹp, lõm, nứt, thủng và các khuyết tật khác.
  • Các chân cột của dàn giáo phải được lồng vào chân đế và đệm kê ổn định chắc chắn.
  • Dàn giáo dựng cao đến đâu phải neo chắc vào công trình đến đó.
  • Ván lát sàn công tác phải có chiều dày ít nhất là 3 cm, không được mục mọt hay nứt gãy, ván đáy sàn phải được ghép kín, bằng phẳng, khe hở giữa các tấm không được lớn hơn 1 cm. Sàn công tác phải được ghim chặt vào giáo.
  • Phía dưới các sàn công tác phải bố trí các lưới bảo vệ.
  • Phải có lan can bảo vệ để tránh khả năng người làm việc bị ngã, lan can phải làm cao 1 m và có ít nhất 2 thanh ngang.

E. BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

  • Mọi xe vận chuyển vật liệu phải có bạt che và vận chuyển ngoài giờ cao điểm.Việc quét dọn mặt đường xung quanh công trình phải được thực hiện thường xuyên.
  • Phải có bạt và lưới chắn bụi trong quá trình thi công. Bố trí các thùng rác trên công trường.
  • Vào cuối buổi làm việc tất cả mọi công nhân đều phải dọn vệ sinh sạch sẽ vị trí làm việc của mình.
  • Nước thải thi công và sinh hoạt sẽ được xử lý trước khi thải ra kênh thoát nước chung của công ty.
  • Phải có các bảng hiệu, biển báo tại những khu vực dễ gây cháy nổ và nghiêm cấm công nhân hút thuốc tại những khu vực này.
  • Những máy móc dùng điện phải được kiểm tra dây dẫn….trước khi vận hành tránh hiện tượng chập cháy điện.
  • Trang bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ cứu hoả như ; bình khí CO­­­2, bể cát trong công trường.
  • Tổ chức cho mọi người học tập trách nhiệm, nội quy và biện pháp phòng chống cháy nổ.
  • Huấn luyện cho cán bộ và công nhân biện pháp xử lý cháy nổ khi có sự cố xảy ra
  • Trên công trường có bảng nội quy phòng chống cháy và các thao tác xử lý khi có sự cố

 

  • Quy định cụ thể  về sử dụng vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị, vật liệu và các sản phẩm dễ cháy

 

  • Sử dụng điện phải tuân theo các quy định của ngành điện và nội quy trên công trường
  • Kho để các vật liệu dễ cháy được chú trọng canh gác bảo vệ, không để gần các thiết bị vận hành điện và các máy công cụ, không để dưới khu vực hàn ở trên cao.
  • Bố trí các bình bọt chữa cháy tại các vị trí cần thiết để kịp thời phòng chống cháy khi có cháy xảy ra. Tổ bảo vệ an ninh khu vực kiêm nhiệm công tác bảo vệ phòng cháy. Tổ có trách nhiệm nhắc nhở, kiểm tra công tác phòng chống cháy và kịp thời xử lý khi hiện tường cháy nổ được phát sinh
  • Biện pháp đảm bảo an ninh khu vực
  • Trước khi tiến hành khởi công công trình chúng tôi tiến hành làm việc với Chủ đầu tư, và bảo vệ  của nhà máy để đăng ký người và máy thi công
  • Tổ chức cho công nhân học tập, quy định của công trường và địa phương, đồng thời thông báo cho anh em cán bộ, công nhân đặc điểm  tình hình của đia phương.
  • Nội quy về đảm bảo an ninh khu vực được phóng to treo  ngay ở lối ra vào
  • Chúng tôi giáo dục công nhân chấp hành nghiêm những quy định về đảm bảo an toàn và an ninh khu vực
  • Công trường triển khai các tình huống giả định và biện pháp phòng ngừa, đối phó để góp phần đảm bảo an ninh khu vực cho công trường và các khu vực xung quanh
  • Công trường tổ chức tổ bảo vệ túc trực 24/24 giờ trong ngày để làm công tác bảo vệ an ninh khu vực và kiểm tra nhắc nhở mọi thành viên, mọi cá nhân và tập thể phải thực hiện.

CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐIỆN QUANG ANH

QUANG ANH CE CO.,LTD

VP: Lầu 2 Tòa Nhà I2 Building, Số 236/26 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 627 24787  – Hotline: 0919758191

Email: sales@thicongtrambienap.com

Mã số thuế : 0316365712

“Tiết kiệm năng lượng là đầu tư cho thế hệ tương lai”

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *